Hướng dẫn cách thiết kế bài giảng E-learning, giáo án điện tử
Với sự phát triển mạnh mẽ trong thời đại công nghệ 4.0, việc thiết kế bài giảng E-learning đang dần trở thành xu hướng trong công tác giáo dục, đào tạo. Bởi sự tiện lợi và tích hợp đa phương tiện với hình ảnh, âm thanh, đồ hoạ,… giúp tạo sự chuyên nghiệp và sống động cho việc học trực tuyến của người học.
Vậy làm thế nào để có thể thiết kế bài giảng Elearning chất lượng, đúng chuẩn giúp các em học viên dễ dàng theo dõi bài giảng và cập nhật kiến thức hiệu quả hơn? Để hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên nâng cấp khả năng thiết kế bài giảng Elearning và giáo án điện tử, hãy cùng VAS EDU tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Thiết kế bài giảng Elearning là gì?
Khác với những bài giảng truyền thống, bài giảng E-learning là hình thức học tập trực tuyến nhờ việc tận dụng kết nối Internet, mở ra nhiều cơ hội học tập, hỗ trợ quá trình học của mỗi người thuận tiện và hiệu quả hơn. Từ chính những nhu cầu này, việc phát triển và thiết kế bài giảng Elearning trở thành một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu của giáo viên.
Vì vậy, việc tìm kiếm và sử dụng những phần mềm hỗ trợ phù hợp trong thiết kế bài giảng Elearning sẽ giúp giáo viên dễ dàng tạo giáo án điện tử với bố cục rõ ràng, đẹp mắt. Góp phần nâng cao chất lượng bài dạy cũng như giúp cho quá trình giảng dạy được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Quy trình thực hiện thiết kế bài giảng E-learning, giáo án điện tử
Dưới đây là các bước hướng dẫn làm bài giảng Elearning, giáo án điện tử cơ bản mà bạn nên biết:
Bước 1: Xác định mục tiêu và kiến thức cho bài giảng
Bước đầu tiên của việc hướng dẫn cách soạn bài giảng e learning là xác định được mục tiêu học tập. Tùy thuộc vào từng đối tượng người học khác nhau mà bài giảng khi được xây dựng cần hướng tới kiến thức gì, có yêu cầu cụ thể ra sao. Xác định được rõ ràng giúp quá trình thiết kế bài giảng E-learning được thực hiện tốt, có được độ chính xác cao.
Trước tiên, tham khảo kỹ sách giáo khoa để có được những kiến thức cơ bản. Bên cạnh đó, tham khảo thêm tài liệu để mở rộng hơn những nội dung bài học. Xác định mục tiêu cho từng bài giảng cũng như thái độ, kiến thức và kỹ năng được thực hiện dễ dàng.
Bước 2: Xây dựng tư liệu cho từng bài giảng
Kho tư liệu xây dựng có thể từ tìm kiếm trên mạng internet, phần mềm dạy học, hoặc tự tạo ra,… đảm bảo chất lượng, nội dụng đầy đủ, thẩm mỹ cao. Thu thập đầy đủ, chi tiết dữ liệu hỗ trợ giúp quá trình thiết kế giáo án điện tử được thực hiện tốt, diễn ra thuận lợi. Sắp xếp tài liệu thành thư viện, thành một cây thư mục sao cho hợp lý nhất đảm bảo quá trình sử dụng, tìm kiếm thông tin khi cần được thực hiện tốt.
Bước 3: Xây dựng kịch bản giảng dạy để thiết kế bài giảng phù hợp
Tuân thủ theo nguyên tắc sư phạm là điều cần chú ý khi xây dựng kịch bản cho bài giảng. Cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản, đảm bảo được mục tiêu giảng dạy từ kiến thức cho tới kĩ năng. Không chỉ vậy, tuân thủ các bước của nhiệm vụ dạy học từ xây dựng từng bước, xây dựng tương tác giữa giáo viên và học sinh, cũng như xây dựng hệ thống câu hỏi, tiến hành lắp ghép các bước. Tất cả tạo nên quá trình dạy học hoàn chỉnh, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Tham khảo: Top 8 cách xây dựng giảng bài hay thu hút sự chú ý và tập trung của học sinh
Bước 4: Chọn phần mềm và số hóa bài giảng
Ở bước tiếp theo việc mà chúng ta cần làm chính là lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng Elearning phù hợp nhất. Hiện nay, có nhiều phần mềm hỗ trợ đào tạo khác nhau mà chúng ta có thể cân nhắc. Trong đó tiêu biểu phải kể tới như MS Producer, hay Adobe Presenter, hoặc Articulate, iSpring,… Trong đó thì Adobe Presenter có hỗ trợ tích hợp PowerPoint được đánh giá cao, được sử dụng phổ biến với khả năng thân thiện với giáo viên hơn cả.
Việc tiến hành số hóa bài giảng từ quay video, biên tập, ghi âm, hoặc chỉnh sửa video, file âm thanh,… nhờ vào hỗ trợ từ một phần mềm thích hợp được đảm bảo tốt. Số hóa và đồng bộ bài giảng điện tử được thực hiện tốt, từ đó giúp quá trình giảng dạy đạt được kết quả cao hơn như yêu cầu.
Với giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng, phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng Elearning MONA Edutech giúp cho giáo viên tạo bài giảng trực tuyến nhanh chóng, thuận tiện trong việc quản lý và biên tập tài liệu cho các khóa học. Bên cạnh đó, việc tích hợp các tính năng bổ trợ thông minh, hỗ trợ hiệu ứng, âm thanh, video,… giúp nâng cao chất lượng bài giảng, thực hiện số hoá bài giảng trở nên sinh động và cuốn hút hơn.
Bước 5: Chạy thử, điều chỉnh và kết thúc quy trình
Quá trình xây dựng bảng giảng E-learning thì bước tiếp theo cần tiến hành chính là cho hoạt động thử, đưa ra những thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp để quá trình được kết thúc. Trong quá trình chạy thử cần đánh giá một cách chi tiết, rà soát lỗi đầy đủ và rõ ràng để có được điều chỉnh kịp thời, phù hợp nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng của giáo án E-learning.
Khi chỉnh sửa, thay đổi được thực hiện, có được sự hài lòng, đánh giá cao về bài giảng thì lúc này đóng gói lại dưới một định dạng phù hợp cần được thực hiện. Bước này khi được hoàn tất chúng ta đã có được bài giảng hoàn chỉnh để phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, hạn chế tối đa được những vấn đề không mong muốn mà chúng ta gặp phải.
Kinh nghiệm thiết kế bài giảng E-learning chất lượng
Nếu nội dung là yếu tố cốt lõi của bài giảng, thì hình thức của bài giảng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Để thực hiện được thiết kế bài giảng Elearning trực quan và chất lượng, đòi hỏi giáo viên phải thực hiện đúng quy trình và tiêu chuẩn. Với các thầy cô mới bắt tay vào thiết kế hoặc muốn cải thiện kỹ năng soạn giáo án có thể tham khảo kinh nghiệm cách thiết kế bài giảng điện tử E learning dưới đây:
Nắm rõ cấu trúc của một bài giảng E-learning
Trong cách thiết kế bài giảng điện tử E learning thì bước đầu tiên, giáo viên cần phải nắm rõ cấu trúc cơ bản của một bài giảng E-learning. Tuỳ vào nội dung bài giảng của từng khóa học, các thầy cô có thể điều chỉnh cấu trúc, lập dàn ý trình bày slide sao cho chặt chẽ, phù hợp cũng như đạt hiệu quả chất lượng của bài giảng cho học viên. Một cấu trúc cơ bản khi thiết kế bài giảng điện tử sẽ bao gồm các slide:
- Giới thiệu tổng quan bài học
- Kiểm tra kiến thức bài cũ
- Dẫn dắt giới thiệu vào bài học mới
- Nội dung chính của bài
- Bài tập tương tác
- Tổng kết và kết thúc bài
- Tài liệu tham khảo đính kèm trong bài
Thiết kế bố cục và màu sắc hài hòa
Trong cách làm bài giảng E learning thì yếu tố màu sắc sẽ luôn có sự tác động lẫn nhau. Vì vậy để có một bài giảng chất lượng, chuyên nghiệp cần phải có bố cục màu sắc hài hoà, đẹp mắt. Tránh trang trí quá nhiều hoạ tiết gây rối mắt trong slide bài, hoặc kết hợp quá nhiều màu sắc rực rỡ. Trong cách thiết kế bài giảng điện tử thì những chỗ cần highlight, có thể tạo điểm nhấn về màu sắc để giúp học viên tập trung và ghi nhớ thông tin lâu hơn.
Chọn hình ảnh, video phù hợp
Để tạo thêm hứng thú trong quá trình giảng dạy cũng như giúp học viên dễ hình dung, tiếp thu bài học nhanh hơn, giáo viên có thể kết hợp sử dụng hình ảnh, video, âm thanh hợp lý. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng tính năng này, tránh trường hợp người học bối rối và khó tập trung hiệu quả vào bài học.
Lựa chọn font chữ dễ nhìn, đẹp mắt
Nội dung bài giảng được thể hiện qua trực qua từng câu chữ, vì vậy, giáo viên nên lựa chọn font chữ phù hợp, dễ đọc và đồng bộ xuyên suốt bài giảng sẽ là giúp cho bài giảng trở nên chuyên nghiệp và được đánh giá cao. Mỗi slide đều có tiêu đề bài học rõ ràng sẽ giúp cho học viên dễ dàng theo dõi và tiếp cận thông tin bài giảng hiệu quả hơn. Giáo viên có thể cân nhắc lựa chọn kiểu chữ không chân giúp mang lại trải nghiệm dễ đọc hơn cho bài giảng của mình.
Cần chia nhỏ nội dung bài giảng
Ngoài ra, cách thiết kế bài giảng elearning nhồi nhét quá nhiều thông tin bài học cùng lúc trong thời gian học sẽ khiến người học cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thiếu động lực học tập. Nếu nội dung chương trình giảng dạy quá lớn, giáo viên cần phải chia nhỏ và tối ưu nội dung hợp lý.
Việc thiết kế bài giảng E-learning thông thường không nên vượt quá 20 slides, vì thế giáo viên cần xây dựng nội dung bài giảng chuẩn xác, logic để giúp học viên theo dõi và tiếp thu bài học dễ dàng hơn.
Cần thu âm chuẩn
Vì là bài giảng trực tuyến, giáo viên hãy cố gắng thu âm thật chuẩn, tránh những âm thanh gây nhiễu xung quanh. Bài giảng E-learning chất lượng âm thanh tốt sẽ giúp học viên tập trung hơn cũng tránh mất thời gian cho học viên trong vấn đề nghe hiểu bài học. Giáo viên nên đầu tư thêm các thiết bị hỗ trợ thu âm để có được bài giảng E-learning tốt nhất cho quá trình giảng dạy của mình.
Chọn công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử chất lượng
Bên cạnh đó, để dễ dàng hơn trong cách thiết kế bài giảng Elearning chuyên nghiệp, các thầy cô có thể lựa chọn các công cụ, phần mềm hỗ trợ thiết kế, tạo ra những bài giảng chất lượng, ấn tượng cho học viên của mình. Ngoài ra, với những tính năng đa dạng, khả năng tuỳ chỉnh tối ưu của phần mềm sẽ hỗ trợ tối đa nhu cầu thiết kế bài giảng E-learning của giáo viên. Hơn nữa sẽ đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn và những yêu cầu cần đạt của bài giảng điện tử chuyên nghiệp nhất.
-> Top 10 phần mềm soạn giáo án điện tử E-learning được sử dụng nhiều nhất
Các bước thiết kế bài giảng điện tử Elearning
Thực hiện thiết kế bài giảng điện tử đối với các giáo viên hiện nay ngày càng phổ biến. Với các bước thiết kế bài giảng điện tử e learning chi tiết, thực hiện chuẩn xác giúp quá trình hoàn thiện thuận lợi hơn. Dưới đây là hướng dẫn các bước thiết kế bài giảng e learning cụ thể nhất mà bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị đầy đủ từ công cụ như máy tính hoặc laptop, phần mềm Adobe Presenter có Ms PowerPoint, hình ảnh, video, hay các thí nghiệm nếu có,… giúp quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi. Khi đã chuẩn bị xong việc cài đặt phần mềm cần thực hiện với vài thao tác đơn giản:
- Nhấn chọn Next.
- Nhập key bằng Ctrl +V để sao chép key.
- Nhấn tiếp vào Next.
- Chọn tiếp vào Next để qua bước tiếp theo.
- Nhấn chọn vào mục Install.
- Nhấn Finish để hoàn thành cài đặt Adobe Presenter.
Cách thiết kế bài giảng điện tử hoàn thiện yêu cầu cần có cấu trúc đầy đủ theo tiêu chuẩn gồm có trang mở đầu, trang mục tiêu của bài giảng, trang nội dung, các tài liệu tham khảo và trang kết thúc. Xây dựng đầy đủ các trang với câu trúc tiêu chuẩn hỗ trợ cho quá trình giảng dạy diễn ra thuận lợi, thành công.
Bước 2: Khai báo và thiết lập
Thiết lập thông tin về người giảng dạy trực tiếp: chúng ta nhấn chọn vào mục Adobe Presenter, chọn tiếp Preferences, sau đó nhấn vào Add, tiến hành khai báo và hoàn thành bằng cách nhấn vào OK. Trong trường hợp muốn tiến hành đưa ra những thay đổi về thông tin người giảng dạy thì chọn mục Edit để thực hiện điều chỉnh, trong khi đó nhấn Delete giúp xóa thông tin nhanh chóng.
Đối với thiết lập cho trình chiếu được xây dựng chúng ta tiến hành thao tác đặt tên cho bài giảng, đồng thời đưa ra lựa chọn thích hợp dành cho giao diện của bài giảng. Lúc này nhấn vào Adobe Presenter, nhấn chọn tiếp Presenter Settings và cuối cùng chọn mục Appearance.
Thao tác để thiết lập được chế độ trình chiếu khá đơn giản với vài thao tác cơ bản là chọn vào Adobe Presenter, nhấn chọn Presenter Settings và chọn mục Playback. Vài bước đơn giản việc thiết lập chế độ được hoàn thành đầy đủ, chính xác.
Bước 3: Biên tập audio
Việc ghi các lời giảng ra giấy với yêu cầu cơ bản là nội dung ngắn gọn, cung cấp chuẩn kiến thức và ngôn ngữ chuẩn mực là điều cần chú ý khi thiết kế bài giảng elearning. Nội dung có thể được ghi lại theo dạng từng slide để khi nhờ người ghi âm hộ chúng ta có thể đọc nội dung chính xác, truyền tải rõ ràng, đầy đủ. Việc biên tập audio cho bài giảng yêu cầu:
- Thực hiện lựa chọn chế độ âm thanh bằng một vài thao tác nhanh chóng là: Adobe Presenter > Preferences > Audio Source. Sau đó, chúng ta nhấn vào lựa chọn chế độ Microphone > Line in.
- Thao tác giúp ghi âm lại lời giảng: Adobe Presenter > Record Audio thì lúc này hộp thoại ghi âm sẽ xuất hiện.
- Thực hiện chèn file ghi âm đã có sẵn vài bài giảng bằng thao tác: Adobe Presenter > Import audio.
- Thao tác để đồng bộ âm thanh: Adobe Presenter > Sync audio.
- Cách để chỉnh sửa âm thanh theo yêu cầu: Adobe Presenter > Edit Audio để việc điều chỉnh âm thanh được thực hiện khi có nhu cầu.
Bước 4: Biên tập clip
Đối với việc tiến hành biên tập clip khi thiết kế bài giảng Elearning có thể tiến hành nhanh chóng, đơn giản chi với vài thao tác. Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể các thao tác cần thực hiện sẽ có những thay đổi trong quá trình thiết kế bài giảng điện tử. Cụ thể là:
- Tiến hành quay và ghi âm trực tiếp: Adobe Presenter > Capture Video.
- Tiến hành chèn clip vào trong bài giảng: Adobe Presenter > Import Video. Cần chú ý rằng phần mềm chỉ hỗ trợ những clip đươc lưu dưới định dạng asf, wmv, 3g, mp4, mpg, hoặc dv, flv, dvi và mov.
- Tiến hành chỉnh sửa clip theo yêu cầu: Adobe Presenter > Edit Video và có thể đưa ra những thay đổi.
-> Hướng dẫn cách quay video dạy học – biên tập video hiệu quả
Bước 5: Chèn câu hỏi tương tác
Khi thiết kế bài giảng điện tử việc chèn câu hỏi tương tác là quan trọng, không thể thiếu. Đây là yếu tố góp phần giúp cải thiện khả năng tương tác giúp học sinh và giáo viên được thực hiện tốt. Có nhiều dạng câu hỏi mà chúng ta có thể cân nhắc như câu hỏi đúng sai, câu hỏi dạng lựa chọn, câu hỏi điền vào ô trống, câu hỏi điều tra, hay câu hỏi dạng phát biểu ý kiến,… Tùy thuộc vào từng bài giảng mà chúng ta có thể cân nhắc đưa những dạng câu hỏi sao cho phù hợp nhất.
Thao tác giúp chèn câu hỏi vào bài giảng E-learning: Adobe Presenter > Quiz Manager > Edit > Quiz Settings > Question Review Massage.
Sau bước này sẽ có hộp thoại xuất hiện trong đó sẽ bao gồm:
- Việt hóa nhãn và phần thông báo khi học sinh chọn bài tập trắc nghiệm bằng cách: Adobe Presenter > Quiz Manager > Default Labels.
- Cài đặt hành động khi học sinh đưa ra câu trả lời cho câu hỏi bằng cách: Adobe Presenter > Quiz Manager > Edit > Pass or Options.
- Thao tác chèn thêm bộ câu hỏi bằng cách: Adobe Presenter > Quiz Manager > Chọn bộ câu hỏi > Add Questions.
Bước 6: Hoàn thiện thiết kế bài giảng
Việc tạo bài giảng E-learning hoàn chỉnh để phục vụ cho quá trình giảng dạy của từng giáo viên được thực hiện tốt như yêu cầu. Ứng dụng phần mềm Adobe Presenter để tạo nên bài giảng điện tử chất lượng, hỗ trợ hiệu quả cho công tác giảng dạy của từng giáo viên. Việc đóng gói bài giảng tùy thuộc vào tình hình thực tế để thực hiện sao cho thích hợp:
- Với tiêu chuẩn Scorm: Adobe Presenter > Quiz Manager > Reporting.
- Thực hiện đồng bộ tất cả slide: Adobe Presenter > Slide Manager > Select All > None.
- Thực hiện việc đóng gói bài giảng: Adobe Presenter > Publish.
Thiết kế bài giảng E-learning hỗ trợ đào tạo trực tuyến được thực hiện tốt. Việc xây dựng bài giảng online theo các bước thiết kế bài giảng điện tử được thực hiện chuẩn xác, thuận lợi giúp hoàn thiện bài học cung cấp và đem lại hiệu quả cao cho học sinh.
Việc tiến hành theo các bước thiết kế bài giảng e learning, sử dụng phần mềm hỗ trợ phù hợp giúp mỗi giáo viên có được sự chủ động hơn, hiệu quả hơn trong công tác giáo dục, phục vụ tốt cho công việc giảng dạy của chính mình.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao thiết kế bài giảng Elearning lại trở nên quan trọng?
Hiện nay, hình thức đào tạo E-learning đang trở thành xu hướng vì tính linh hoạt cũng như thuận tiện cho cả người dạy và người học. Do đó, mặc dù nội dung giảng dạy là yếu tố cốt lõi của cả khóa học nhưng phương thức truyền tải cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Thế nên, giáo viên cần phải thực hiện thiết kế bài giảng E-learning chuyên nghiệp, giúp cho học viên dễ dàng nắm bắt và tiếp thu kiến thức của bài giảng. Góp phần tạo cảm hứng, động lực học tập và sự tập trung học viên dành cho bài giảng khi học online.
Cần lưu ý gì trước khi thiết kế bài giảng E-learning?
Để đáp ứng tốt về tính thẩm mỹ cũng như các quy tắc tiếp cận trong thiết kế bài giảng E-learning, các thầy cô cần lưu ý một số điểm chính sau giúp hoàn thiện thiết kế bài giảng đạt chuẩn:
- Nội dung bài giảng phải xúc tích, không dài lê thê, gây lan man cho người học
- sử dụng các phương thức truyền tải kiến thức trực quan, đa dạng (hình ảnh, video, âm thanh, văn bản) giúp học viên tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu hơn.
- Đảm bảo đồng nhất về thiết kế, màu sắc, font chữ cho bài giảng.
Phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng E-learning nào hiệu quả?
Hiện có rất nhiều phần mềm hỗ thiết kế bài giảng Elearning trên thị trường, một trong những nền tảng được đánh giá cao, cho thấy những ưu điểm vượt trội khi sử dụng chính là nền tảng thiết kế bài giảng E-learning MONA Edutech. Với các tính năng đa dạng, dễ sử dụng, thao tác đơn giản, phần mềm hỗ trợ tạo bài giảng trực tuyến nhanh chóng. Cho phép giáo viên dễ dàng chèn các hình ảnh, video, âm thanh,… vào bài giảng của mình.
Ngoài ra, MONA Edutech còn có thể sử dụng linh hoạt trên nền tảng web-app, trình duyệt web giúp cho giáo viên dễ dàng quản lý và triển khai bài giảng. Với hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế website, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, MONA Edutech hoàn toàn có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu tiêu chuẩn trong việc thiết kế bài giảng E-learning của giáo viên.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ đến bạn thiết kế bài giảng Elearning là gì và cách soạn giáo án điện tử E learning chi tiết và ấn tượng nhất trong quá trình giảng dạy. Hy vọng với những hướng dẫn cách soạn giáo án e learning sẽ giúp cho mỗi giáo viên đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục và hoàn thành tốt quá trình giảng dạy của mình.